Các hình thức chiếm dụng vốn của doanh nghiệp bất động sản

Tin cùng chủ đề: Tin tức căn hộ chung cư

25/11/2019

Các hình thức chiếm dụng vốn của doanh nghiệp bất động sản

Thị trường vốn cho các doanh nghiệp bất động sản sẽ là câu chuyện chính trong năm 2020. Chính vì thế, việc tìm nguồn vốn cho doanh nghiệp là câu chuyện sống còn. Một trong những hình thức tìm nguồn vốn là chiếm dụng vốn của khách hàng. Cùng điểm qua những hình thức này!

Từ dự án đã bàn giao

Từ dự án đã bàn giao chủ đầu tư có nhiều phương án để chiếm dụng vốn từ cư dân. Phí bảo trì: nguồn kinh phí bảo trì 2% mà chủ đầu tư đã thu của cư dân thì phải bàn giao cho ban quản trị chung cư nhưng các chủ đầu tư thường chiếm dụng chúng, không bàn giao cho cư dân.

Cư dân đòi phí bảo trì

Việc ra sổ cho cư dân: bằng việc cầm sổ đỏ của khu căn hộ tại các ngân hàng để huy động vốn thì chủ đầu tư không có sổ để tách ra cho cư dân. Đây là hình thức được nhiều chủ đầu tư sử dụng và cũng là nguyên nhân gây mâu thuẫn khi cư dân đòi sổ sau khi đã về ở một thời gian dài.

Chiếm dụng mặt bằng sử dụng chung: Các mặt bằng kinh doanh, tầng hầm để xe, hồ bơi thường được bàn giao cho cư dân quản lý và sử dụng nhưng một số lại chiếm thành tài sản riêng và cho cư dân thuê lại. Đây cũng là một hình thức chiếm dụng khá phổ biến.

Từ dự án chưa mở bán

Các dự án chưa mở bán thì lại được chủ đầu tư áp dụng một phương án khác nhất là trong bối cảnh các ngân hàng thương mại bị siết chặt cho vay dài hạn đối với các công ty bất động sản.

Giữ chỗ: Các mức giữ chỗ ban đầu với mục đích là để giành suất ưu tiên mua dự án với mức thiện chí khoảng 20 triệu thì nay một số dự án đã đẩy mức tiền này lên 200 – 500 triệu. Khi chủ đầu tư nhận tiền giữ chỗ thì có hoặc không có lãi suất kèm theo. Không giới hạn số lượng giữ chỗ nên số lượng tiền gửi vào cho chủ đầu tư cũng khá lớn.

Đầu tư bất động sản là gì

Từ trái phiếu bất động sản: Trái phiếu bất động sản là loại hình thức huy động vốn mới của các chủ đầu tư khi các doanh nghiệp này không thể huy động nguồn vốn giá rẻ từ ngân hàng hoặc hết room vay từ ngân hàng. Loại hình này được các cdt giới thiệu đến khách hàng với các quyền lợi: trả lãi suất theo cam kết, cộng thêm quyền mua bất động sản trong tương lai. Tuy nhiên, quyền mua này cũng khá rủi ro khi mà chủ đầu tư không đưa ra mức giá bán. Với một mức giá bán cao quá so với thị trường thị khách hàng đành nhận lãi suất theo cam kết.

Dự đoán trong năm 2020 đây là hình thức sẽ khá phổ biến khi mà ngân hàng siết tín dụng bất động sản, pháp lý các dự án bị siết và dòng tiền của các doanh nghiệp cũng bị giảm. Việc lựa chọn các chủ đầu tư uy tín là bước đi đúng đắn nếu bạn không muốn bị chiếm dụng vốn quá lâu. Với thông tin bài viết ở trên hy vọng bạn có thể tư liệu để tham khảo.

(Theo https://tiendoduan.org)